Từ quý 4/2023 Nhìn vào tình hình đơn hàng quay trở lại với hai ngành dệt may và da giày vào thời điểm cuối năm này là tín hiệu đáng khích lệ để lấy lại đà tăng trưởng xuất khẩu. Từ đó cũng kỳ vọng vào hoạt động sản xuất công nghiệp sẽ phục hồi tăng tốc hơn nữa trong các tháng tới sau giai đoạn bĩ cực, khi đơn đặt hàng tăng trở lại ở những thị trường chủ lực. Và điều quan trọng là vẫn chờ những giải pháp mạnh mẽ để tiếp tục kích thích sản xuất.
Khởi sắc trở lại ngành giày da
Theo thống kê, từ cuối quý 1/2023 bước sang đầu quý 2 cho đến giữa quý 3/2023 tăng trưởng của XK dệt may giày da chậm lại. Nhưng khi bắt đầu hiệu ứng về lượng tồn kho trên toàn cầu giảm (trong đó có thị trường chủ lực như Mỹ), thì quý 4/2023 đang tăng trưởng trở lại.
Rất cần tiếp tục có những giải pháp mạnh để tháo gỡ khó khăn cho sản xuất công nghiệp, để các Doanh Nghiệp phục hồi, lấy lại đà tăng trưởng ngay khi bước sang năm 2024.
Trong cập nhật mới nhất, bà Phan Thị Thanh Xuân, Phó chủ tịch kiêm Tổng thư ký Hiệp hội Da - giày - túi xách Việt Nam (Lefaso), cho biết khả năng kim ngạch xuất khẩu cho cả năm 2023 sẽ suy giảm khoảng 17% so với năm 2022. Tuy nhiên tình hình đơn hàng vào thời điểm cuối năm nay đã quay trở lại, các Doanh Nghiệp trong ngành đang cho thấy có dấu hiệu khởi sắc so với trước.
“Tất nhiên là tốc độ đơn hàng quay trở lại không như hồi năm 2022, nhưng cũng đã thấy tín hiệu là ngành da giày đã tạo được việc làm cho công nhân”, bà Xuân nói.
Tuy vậy, cũng cần lưu ý các đơn hàng đang quay trở lại với các Doanh Nghiệp da giày nhưng mức giá hiện tại cho các đơn hàng vẫn còn ở mức thấp.
Vẫn chờ giải pháp mạnh để kích thích sản xuất
Bên cạnh những tín hiệu tích cực trở lại với XK da giày, số liệu của Tổng cục Thống kê đưa ra vào ngày 29/11 cho thấy kim ngạch XK hàng hóa của cả nước trong tháng 11/2023 ước đạt 31,08 tỷ USD, giảm 3,6% so với tháng trước và tăng 6,7% so với cùng kỳ năm trước. Nếu tính chung 11 tháng năm 2023, kim ngạch XK hàng hóa ước đạt 322,50 tỷ USD, giảm 5,9% so với cùng kỳ năm trước.
Còn với hoạt động sản xuất công nghiệp, theo Tổng cục Thống kê, Chỉ số sản xuất toàn ngành công nghiệp (IIP) tháng 11/2023 ước tính tăng 3% so với tháng trước và tăng 5,8% so với cùng kỳ năm trước. Tính chung 11 tháng năm 2023, IIP ước tăng 1% so với cùng kỳ năm trước (cùng kỳ năm 2022 tăng 8,4%).
Nhìn vào bức tranh trồi sụt của XK và sản xuất công nghiệp như vậy để thấy cần tăng tốc mạnh mẽ hơn. Như kỳ vọng mới đây từ Bộ phận phân tích thuộc Công ty chứng khoán VnDirect, đó là sự phục hồi của hoạt động sản xuất sẽ tăng tốc hơn nữa trong những tháng tới nhờ đơn đặt hàng XK tăng trong bối cảnh hàng tồn kho giảm và áp lực lạm phát giảm bớt ở các thị trường phát triển.
Thực tế cho thấy đà phục hồi sản xuất đã trở nên mạnh mẽ từ đầu quý 4/2023 cho đến nay. Như hồi tháng 10/2023, chỉ số IIP đã tăng 5,5% so với tháng 9/2023 và tăng 4,1% so với cùng kỳ năm 2022. Còn nếu nhìn vào chỉ số IPP tháng 11/2023 sẽ thấy đây là mức tăng trưởng cao nhất trong 13 tháng trở lại đây (trước đó chỉ số IIP từng tăng 6,3% so với cùng kỳ trong tháng 10/2022).
Theo giới phân tích, điều này phản ánh xu hướng phục hồi rõ rệt hơn trong lĩnh vực công nghiệp chế biến, được thúc đẩy bởi sự gia tăng số lượng đơn đặt hàng mới do triển vọng ở một số thị trường XK chủ lực (đơn cử như Mỹ) đã tích cực hơn.
Ngoài ra, Chính phủ đang thúc đẩy các gói kích thích tài khóa và đầu tư công trong giai đoạn 2023-2024 được cho là sẽ làm tăng cường trong nước đối với các sản phẩm công nghiệp.
Nhất là hôm 29/11, Quốc hội đã đồng ý tiếp tục giảm 2% thuế VAT trong thời gian từ ngày 1/1/2024 đến hết 30/6/2024 đối với các nhóm hàng hóa, dịch vụ đang áp dụng mức thuế suất 10% (giảm còn 8%).
Việc áp dụng giảm thuế 2% như vậy để kích thích sản xuất công nghiệp là rất quan trọng. Giới chuyên gia cho rằng, việc sử dụng dư địa chính sách tài khóa, kích cầu tiêu dùng là giải pháp mạnh mẽ để kích thích sản xuất công nghiệp, kích cầu tiêu dùng và sản xuất trong thời gian tới. Tuy vậy, chính sách cần phải đủ tính dài hơi mới mang lại hiệu quả thiết thực cho DN.
Có thể nói, để hoạt động sản xuất công nghiệp phục hồi, tăng tốc tốt hơn không chỉ vào thời điểm cuối năm mà cho cả các tháng tới, đang đòi hỏi cần có những đột phá trong hoạt động XK. Song song đó, rất cần tiếp tục có những giải pháp mạnh nhằm tháo gỡ khó khăn cho sản xuất công nghiệp, để các DN phục hồi, lấy lại đà tăng trưởng ngay khi bước sang năm 2024.
Giày Việt Á Thích ứng thời kỳ khó khăn chung
Nói đến Việt Á thương hiệu mạnh quốc gia với hơn 15 năm kinh nghiệm trong sản xuất giày dép da thời trang cho nam nữ, bóp da, dây nịt,… với mẫu mã sản phẩm đa dạng phù hợp với xu hướng thời trang thế giới. Xưởng sản xuất với quy mô hơn 1000 m2 tại Hóc Môn Tp. HCM, Việt Á sử dụng máy móc công nghệ mới nhất tiên tiến nhất đưa vào sản xuất đáp ứng cho nhu cầu trong nước cũng như xuất khẩu sang các nước trong khu vực đông nam á và trên thế giới.
Mặc dù ngành công nghiệp giày da nói chung và Giày Da Cao Cấp Việt Á nói riêng cũng đang nỗ lực mạnh mẽ để thích ứng trong thời khó khăn hiện tại, nhưng vẫn tồn tại một số thách thức và khó khăn đáng chú ý:
Giữ Vững Giá Thành Trong Bối Cảnh Giá Nguyên Liệu Tăng Cao Biến Động Giá Nguyên Liệu: Giá nguyên liệu như da, cao su, và các vật liệu sản xuất giày đang trải qua biến động lớn, đặt ra thách thức về chi phí cho các doanh nghiệp trong ngành. Nhưng Giày Da Việt Á đảm bảo giá thành phải chăng phù hợp
Cạnh Tranh Từ Các Thị Trường Nước Ngoài Sự Cạnh Tranh Mạnh Mẽ: Ngành công nghiệp giày da đang phải đối mặt với sự cạnh tranh mạnh mẽ từ các thị trường nước ngoài, đặc biệt là từ các quốc gia có chi phí lao động thấp.
Tìm Kiếm Giải Pháp Cho Vấn Đề Nhân Sự và Kỹ Thuật Đào Tạo Lao Động: Sự khan hiếm về lao động có kỹ thuật chuyên sâu là một thách thức, đặc biệt khi ngành công nghiệp giày đòi hỏi sự tinh tế và kỹ thuật cao.
Chuyển Giao Kỹ Thuật: Sự phát triển nhanh chóng của công nghệ đôi khi tạo ra khoảng cách về kỹ thuật, đặt ra thách thức về việc chuyển giao kỹ thuật hiệu quả trong quy trình sản xuất.
Thách Thức Từ Xuất Khẩu và Thị Trường Quốc Tế Khó Khăn Trong Xuất Khẩu: Các biện pháp hạn chế xuất khẩu và thương chiến có thể tạo ra rắc rối trong quá trình xuất khẩu sản phẩm giày da, đặt ra thách thức cho sự mở rộng quốc tế.
Thay Đổi Xu Hướng Thị Trường Quốc Tế: Thị trường quốc tế đang thay đổi nhanh chóng với sự biến động của xu hướng mua sắm và yêu cầu của người tiêu dùng, đòi hỏi sự nhạy bén và đổi mới.
Khó Khăn Trong Quảng Cáo và Tiếp Thị Thách Thức Từ Sự Thay Đổi Trong Hành Vi Mua Sắm: Sự chuyển đổi từ mô hình mua sắm truyền thống sang mô hình trực tuyến đòi hỏi sự điều chỉnh trong chiến lược quảng cáo và tiếp thị.
Những thách thức và khó khăn này đang đặt ra những thách thức đáng kể cho ngành công nghiệp giày da. Tuy nhiên, với sự nhạy bén, sáng tạo và chiến lược linh hoạt, ngành công nghiệp giày da có thể vượt qua những khó khăn này và định hình lại bản thân để phát triển mạnh mẽ hơn trong tương lai. Sự đồng lòng, sự sáng tạo và cam kết với chất lượng sẽ giúp ngành công nghiệp giày da vươn lên và định hình lại bản thân, tạo nên những bước tiến mới và phục hồi mạnh mẽ trong thời kỳ khó khăn này.